Sunday, 24/11/2024 - 05:56|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Thuần Hưng

Lễ kỉ niệm 38 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam

Hoà chung với khí thế tưng bừng, phấn khởi của ngành giáo dục cả nước kỉ niệm ngày nhà giáo việt nam. Thực hiện kế hoạch năm học và được sự đồng ý của Đảng ủy, Phòng Giáo dục. Hôm nay, ngày 20/11/2020 Trường THCS Thuần Hưng long trọng tổ chức lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.

Hoà chung với khí thế tưng bừng, phấn khởi của ngành giáo dục cả nước kỉ niệm ngày nhà giáo việt nam. Thực hiện kế hoạch năm học và được sự đồng ý của Đảng ủy, Phòng Giáo dục. Hôm nay, ngày 20/11/2020 Trường THCS Thuần Hưng long trọng tổ chức lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.

Hoà chung với khí thế tưng bừng, phấn khởi của ngành giáo dục cả nước kỉ niệm ngày nhà giáo việt nam. Thực hiện kế hoạch năm học và được sự đồng ý của Đảng ủy, Phòng Giáo dục. Hôm nay, ngày 20/11/2020 Trường THCS Thuần Hưng long trọng tổ chức lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.

Hoà chung với khí thế tưng bừng, phấn khởi của ngành giáo dục cả nước kỉ niệm ngày nhà giáo việt nam. Thực hiện kế hoạch năm học và được sự đồng ý của Đảng ủy, Phòng Giáo dục. Hôm nay, ngày 20/11/2020 Trường THCS Thuần Hưng long trọng tổ chức lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.

 

Tháng 11 lại về trong không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày nhà giáo Việt nam 20/11, ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả đối với nhà giáo, chúng ta ai cũng có một niềm tin yêu của một thời thơ ấu tuổi học trò, những tâm hồn trong trắng tuổi học trò cũng đang suy nghĩ về thầy cô kính mến của mình với lòng biết ơn sâu đậm và niềm tôn kính vô hạn.
Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống "Tôn sư, trọng đạo" bởi người thầy đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời kỳ, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai dân tộc. Trong xã hội xưa, vị trí người thầy đã được đặt rất cao. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị xét theo cấu trúc "Quân - Sư - Phụ" nhà giáo được xếp dưới vua nhưng trên cha mẹ. Ca dao cũng có câu: "Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Trong chế độ mới, người thầy được tôn vinh là: "Kỹ sư tâm hồn", nghề dạy học là: "Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo".

Ngày nay có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác - những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản ngại khó khăn, gian khổ cống hiến cho sự nghiệp "trồng người'. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta. Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực. Không những nắm đạo lý mà người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là các thế hệ học trò của mình, giúp cho họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho đất nước. Chính vì những lẽ đó ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định 167/QĐ-HĐBT lấy ngày 20/11 hàng năm là "Ngày Nhà Giáo Việt Nam". Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo đồng thời tôn vinh vị trí, vai trò của nhà giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Bởi vậy hàng năm cứ đến gần ngày này trên khắp các trường học của cả nước lại dấy lên phong trào thi đua "Dạy tốt Học tốt" chào mừng "Ngày Nhà Giáo Việt Nam".

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2
Hôm qua : 9
Tháng 11 : 118
Năm 2024 : 4.700