Monday, 20/05/2024 - 05:42|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Thuần Hưng

BÀI TUYÊN TRUYỀN: Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Là Gì?

BÀI TUYÊN TRUYỀN: Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Là Gì?

BÀI TUYÊN TRUYỀN: Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Là Gì?

Tư vấn tâm lý học đường là một trong những hình thức hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các em học sinh phổ biến trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển. Tại Việt Nam khi sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gia tăng cùng với áp lực học tập và nhu cầu thực tiễn của học sinh. Tư vấn tâm lý học đường dần trở thành một trong những hình thức phổ cập trong các trường học đặc biệt là các trường THCS, THPT.

Tư vấn tâm lý học đường (School Psychology) hay còn được gọi là tham vấn tâm lý học đường (TVTLHĐ) là một chuyên ngành tâm lý ứng dụng trong môi trường học đường.

Tư vấn tâm lý học đường  bao gồm các hoạt động tư vấn, sẻ chia, hỗ trợ tâm lý cũng như các vấn đề liên quan đến tâm lý, học tập, các mối quan hệ (bạn bè, gia đình…) cho học sinh. Từ đó, giúp cho các em lấy lại cân bằng về mặt cảm xúc, tự định hướng cho tương lai và đồng thời giúp phát hiện sớm hoặc can thiệp những sai lệch trong cảm xúc, hành vi hay nhận thức của các em trong cuộc sống nói chung và nhà trường nói riêng.

Tư vấn tâm lý học đường được đánh giá là một trong những lĩnh vực rất quan trọng và có vai trò to lớn trong môi trường học đường. Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều phụ huynh, học sinh chưa biết đến hình thức này hoặc còn mơ hồ về nó. Khiến cho tình trạng học sinh gặp các vấn đề về tâm lý học đường vẫn tiếp tục gia tăng nhưng lại có rất ít tiến triển dù từ cuối năm 2017 Tư vấn tâm lý học đường đã được phổ cập tại mọi trường học trên cả nước.

Không phải ngẫu nhiên mà tư vấn tâm lý học đường trở thành một lĩnh vực được nhiều người quan tâm và được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa hẳn vào trường học.

Một thực tế mà rất nhiều phụ huynh và cả thầy cô giáo quên mất rằng các em học sinh ở độ tuổi từ 12, 13 – 17, 18 tuổi là một giai đoạn rất khó khăn. Trong giai đoạn này các em phải tiếp nhận với sự thay đổi lớn về mặt cơ thể và cả trong suy nghĩ và tính cách.

Đây là giai đoạn các em chưa thành người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con. Những nhận thức và cảm xúc của các em trong giai đoạn này chưa thật sự chín chắn và có thể có sai lệch nếu thiếu định hướng và sự theo dõi sát sao từ phía gia đình, nhà trường.

Minh chứng cho điều này, các bậc phụ huynh có thể thấy rõ sự thay đổi của con mình đặc biệt là trong giai đoạn từ cấp 1 và cấp 2.

Cấp 1 bé rất ngoan, mẹ bảo gì cũng nghe, đi học có chuyện gì cũng kể với mẹ. Nhưng khi các em qua cấp 2 ở khoảng lớp 7,8 hay sớm hơn là lớp 6 các em bắt đầu phân định ranh giới của riêng mình (có vài đồ vật ba mẹ không được đụng vào, các em đi chơi nhiều hơn với bạn, ít nói chuyện và tâm sự với ba mẹ,.. thích được xem như người lớn và đôi khi là hành xử như người lớn…).

Một yếu tố khác nữa đó chính là trong giai đoạn này các em rất nhạy cảm với việc bị ba mẹ la mắng hay trách móc đặc biệt là trước sự xuất hiện của người thứ 3, các em dễ nổi nóng, bốc đồng và thiếu suy nghĩ trong lời nói và hành động…

Đây là một trong rất ít những biểu hiện tâm sinh lý của các em trong giai đoạn này. Ngoài ra các em còn phải đối mặt với nhiều áp lực khác ngoài những thay đổi của bản thân đó chính là áp lực từ gia đình (kỳ vọng của ba mẹ, mong muốn của ba mẹ..), nhà trường (thành tích học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè..) và cả xã hội (giàu nghèo, game, mạng xã hội…)

Các em trong độ tuổi này cũng rất thích thử thách bản thân và thích khám phá mọi thứ. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng đa số những người đàn ông nghiện thuốc lá vì học đã học hút nó từ lúc trung học bằng cách này hoặc cách khác (chứng tỏ bản thân, hút cho ngầu..).

Trong một khảo sát gần đây về giới tính ở độ tuổi học đường cho thấy có đến hơn 20% những em tự nhận mình là giới tính thứ ba là nam hoặc nữ bình thường. Vì sở thích thấy những bạn Les cắt tóc cool ngầu, ăn mặc cá tính mà các em bắt chước và tự cho mình là les nhưng về mặt sinh lý lại không phải như vậy.

Là quốc gia có văn hóa khá bảo thủ và truyền thống, hầu hết các em học sinh đều được đặt trong kỳ vọng của ba mẹ là phải thành đạt, học hành thành tài. Tuy nhiên, khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời (vào đại học) nhiều em không biết bản thân thích gì? không biết nên chọn ngành gì? hay ngành mà mình chọn học về cái gì?…

 

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2
Hôm qua : 25
Tháng 05 : 272
Năm 2024 : 1.993